Địa chỉ: Đồng Ván- An Dương-Tân Yên - Bắc Giang
Điện thoại di động: 0397649368
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG GÓC CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO 5-6 TUỔI A2 TRƯỜNG MẦM NON AN DƯƠNG.

     Hoạt động góc là một trong những hoạt động hàng ngày mà trẻ được tham gia tại trường mầm non.  Hoạt động góc là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiệm thực xung quanh. Bên cạnh đó mặc dù hoạt động ở các góc chơi là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự định hướng, gợi ý, hướng dẫn của cô giáo. Cô giáo đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi.

Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.

Từ thực tế trên hàng ngày tôi tổ chức cho các bé được tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc chơi chính: Góc phân vai, góc sách truyện, góc khám phá khoa học trải nghiệm; Cùng các góc luân phiên như  góc xây dựng, góc nghệ thuật và góc vận động. Các góc luân phiên này được thay đổi theo tuần, theo chủ đề. Với thời gian của buổi hoạt động góc từ 45-50 phút.

Để tạo buổi chơi vui vẻ, mở đầu tôi tập trung tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi vận động hoặc trò chơi dân gian, chơi từ 2-3 lần.

Hình ảnh cô tập trung trẻ

        Nhờ hoạt động góc, các bé được tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng sẽ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như cô giáo, bác sĩ, chú công nhân, cô bán hàng… Với vai trò đó, các bạn nhỏ đã tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật.

Ví dụ: ở góc phân vai, trẻ đóng vai một người bán vé tàu xe, một cô bán nước giải khát thực thụ.

       Hay ở góc sách truyện trẻ được thỏa sức sáng tạo thể hiện sự khéo léo của đôi tay trong việc lựa chọn các hình ảnh làm bộ sưu tập theo chủ đề và chơi trò chơi học tập mà trẻ thích như “Xúc xắc”; “Về đích”…

        Góc khám phá khoa học trải nghiệm: Trẻ được trải nghiệm cùng các trò chơi với cát như đóng khuôn cát, đong đếm xăng dầu hay phân loại lô tô theo nơi hoạt động

      Góc nghệ thuật: Trẻ được thể hiện tài năng của mình qua việc sử dụng các kỹ năng đã học để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo theo ý tưởng riêng của mỗi trẻ.

            Góc chơi vận động: Trẻ được xâu hạt, xỏ lỗ, xếp các khối thành các phương tiện giao thông theo trí tưởng tượng của trẻ.

                                                                        

        Như vậy nhờ hoạt động góc trẻ được phát triển và mở rộng các mối quan hệ qua lại. Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.

GV: Nguyễn Thị Duyên - MN An Dương

 


Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
Nguồn:Trường MN An dương Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết